Giấy Couche lẽ là cái tên không còn quá xa lạ với những ai hoạt động trong lĩnh vực in ấn. Sở hữu nhiều tính năng nổi bật việc ứng dụng loại giấy này sẽ tạo ra những ấn phẩm cực kỳ chất lượng. Vậy giấy Couche là gì? Định lượng giấy Couche và ứng dụng của loại giấy này trong in ấn là gì? Bài viết dưới đây của In5g.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giấy Couche.
Giấy Couche là gì?
Giấy Couche hay còn được gọi là giấy C, giấy Couches có tên gọi tiếng anh đầy đủ là Coated Art Paper. Loại giấy này có màu trắng, bề mặt được phủ một lớp cao lanh hoặc hỗn hợp polyme để tạo độ bóng mượt, giảm khả năng thấm mực.
Giấy có độ chắn sáng khá tốt, bám và hấp thụ mực đồng đều nên thích hợp với công nghệ in offset. Đặc biệt là đối với những ấn phẩm có chèn nhiều hình ảnh, màu sắc sặc sỡ cùng độ nét, tương phản cao.
Phân loại giấy Couche
Hiện nay, có hai loại giấy Couche được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực in ấn, cụ thể:
Giấy Couche bóng – Couche Gloss
Giấy Couche gloss có bề mặt láng bóng và khả năng bắt sáng rất tốt. Thường được dùng nhiều cho máy in offset, và cũng có thể sử dụng mực pigment UV. Đối với giấy Couche bóng thì ta không thể viết lên bề mặt.
Giấy Couche bề mặt mờ – Couche Matt
Giấy Couche matt sở hữu bề mặt mờ, mịn thích hợp để in sách, báo, tạp chí,… Bởi vì khi in ấn phẩm với giấy Couche matt thì sẽ hạn chế tình trạng mỏi mắt và không bị chói. Tuy nhiên, khi in ấn thì màu mực sẽ tốn một khoảng thời gian mới khô hẳn. Giấy có thể viết chữ lên bề mặt, giá thành khá đắt so với các loại giấy in khác.
Ưu & nhược điểm của giấy Couche là gì?
Ưu điểm
Ngày nay, giấy Couche lựa chọn hàng đầu của các ấn phẩm nhờ tính đa năng. Có thể dùng để in ấn, gia công từ bao bì đơn giản cho đến các ấn phẩm cao cấp như danh thiếp, danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, loại giấy này cũng sở hữu nhiều ưu điểm khác như:
- Bề mặt giấy Couche phẳng, láng mịn có khả năng thấm hút mực in rất tốt và cực kỳ đồng đều.
- Chất lượng giấy in tuyệt vời, độ tươi sáng và sắc nét gần như là tương đương với bản thiết kế gốc.
- Loại giấy này có độ bắt sáng và trắng khá hoàn hải, mang đến sự trang trọng, cao cấp cho bao bì sản phẩm.
Nhược điểm
Các bạn có thể thấy chất lượng in của giấy Couche thì không có gì để bàn cãi. Tuy nhiên, điểm trừ duy nhất của sản phẩm này là ở giá thành. So với các loại giấy in thông thường thì giá giấy Couche có phần cao hơn nên thường được dùng để in ấn phẩm, bao bì cao cấp.
Thông số kỹ thuật của giấy Couche
Định lượng giấy Couche
Trong in ấn người ta thường nói đến giấy C100, C150, C300,… nếu bạn là người không hoạt động trong lĩnh vực này thì sẽ thấy lạ lẫm với những thuật ngữ này.
Vậy giấy c150 là gì? Thực tế, đây chính là cách khác của định lượng giấy Couche. Giấy C100, C150, C300 thì sẽ tương ứng với định lượng giấy Couche 100gsm, 150gsm, 300gsm. Ở đây, định lượng giấy g/m2 có nghĩa là trọng lượng của một tờ giấy tính trên một đơn vị diện tích là một mét vuông.
Chẳng hạn, khi nói giấy Couche 150gsm, có nghĩa là 1 tờ giấy một mét vuông đó nặng 150g. Tương tự như vậy giấy Couche 250gsm có nghĩa là 1 tờ giấy một mét vuông nặng 250g. Cách tính này được áp dụng tương tự như các định lượng khác.
Loại giấy này có định lượng dao động từ 60gsm, 80gsm, 100gsm, 120gsm cho đến 350g/m2 thường sử dụng để in poster, catalogue, in card visit, thẻ bài, tờ rơi,…
Kích thước giấy Couche
Kích thước của loại giấy bao gồm:
- A0 841 x 1189mm
- A1 594 x 841mm
- A2 420 x 594mm
- A3 297 x 420mm
- A4 210 x 297mm
- A5 148 x 210mm
Bên cạnh những kích thước đã quy định sẵn, tùy theo nhu cầu sử dụng mà Khách hàng có thể tùy chỉnh kích thước giấy Couche sao cho phù hợp.
Ứng dụng của giấy Couche trong lĩnh vực in ấn
Giấy Couche có nhiều tính năng nên có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực in ấn khác nhau. Khách hàng có thể tùy chọn in giấy Couche 1 mặt hoặc 2 mặt tùy theo nhu cầu sử dụng của mình. Với mẫu giấy couche kích thước A4 in được 1 mặt hoặc 2 mặt tùy vào mục đích in của khách hàng.
- Đối với giấy Couche phủ 1 mặt: ứng dụng rộng rãi trong tem nhãn dán sản phẩm, các loại túi giấy, hoặc nhãn hợp,…
- Đối với giấy Couche phủ 2 mặt: thường được sử dụng để in menu, in poster, in áp phích quảng cáo, in catalogue, in bìa tạp chí, in ruột tạp chí, brochure, banner…
- Đặc biệt, giấy Couche rất phù hợp với công nghệ in offset, những ấn phẩm chèn hình ảnh có màu sắc sặc sỡ, yêu cầu độ sắc nét và tương phản cao.
>>>Bạn cần in catalogue giá rẻ với giấy couche
Những thương hiệu giấy Couche thông dụng hiện nay
Dưới đây là những thương hiệu giấy Couche được nhiều người ưa chuộng nhất, cụ thể:
- Giấy Couche ENOVA, có hai loại 1 mặt hoặc 2 mặt bóng hoặc mờ. Định lượng giấy dao động từ 80gsm đến 180gsm. Xuất xứ từ Indonesia.
- Giấy Couche EKN (BYZATIUM), có hai loại 1 mặt hoặc 2 mặt bóng hoặc mờ.
- Định lượng giấy dao động từ 80gsm đến 230gsm. Xuất xứ từ Indonesia.
- Giấy Couche NIPPON, có hai loại 1 mặt hoặc 2 mặt bóng hoặc mờ. Định lượng giấy dao động từ 79.1gsm đến 100gsm. Xuất xứ từ Nhật Bản.
- Giấy Couche YUEN FOONG YU (YFY), có hai loại 1 mặt hoặc 2 mặt bóng hoặc mờ. Định lượng giấy dao động từ 80gsm đến 100gsm. Xuất xứ từ Đài Loan.
- Giấy Couche HANSOL, có hai loại 1 mặt hoặc 2 mặt bóng hoặc mờ. Định lượng giấy dao động từ 80gsm đến 300gsm. Xuất xứ từ Hàn Quốc.
- Giấy Couche DAIO, có hai loại 1 mặt hoặc 2 mặt bóng hoặc mờ. Định lượng giấy dao động từ 80gsm đến 100gsm. Xuất xứ từ Nhật Bản.
- Giấy Couche MOORIM, có hai loại 1 mặt hoặc 2 mặt bóng hoặc mờ. Định lượng giấy dao động từ 80gsm đến 350gsm. Xuất xứ từ Hàn Quốc.
- Giấy Couche SAPPI, có hai loại 1 mặt hoặc 2 mặt bóng hoặc mờ. Định lượng giấy dao động từ 80gsm đến 100gsm. Xuất xứ từ Châu u.
Qua bài viết của In5g.vn hy vọng bạn đã hiểu rõ giấy Couche là gì? Cũng như hiểu rõ các thuật ngữ như định lượng giấy Couche, kích thước chuẩn, giấy c150 là gì. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp cho các bạn lựa chọn được loại giấy Couche phù hợp nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.
Xem Thêm>>>