Nếu trước đây máy in tem chỉ có khả năng thể hiện 2 màu trắng đen, các mã vạch, ký hiệu. Thì giờ đây, hòa nhịp cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xuất phát từ nhu cầu của con người, máy in tem có khả năng thể hiện màu sắc phong phú với hệ 4 màu CMYK. Máy in tem nhãn màu, máy in tem nhãn công nghiệp, máy in nhãn dán công suất lớn, hiện nay cũng đã đáp ứng được những nhu cầu in màu cùng với những công nghệ in ấn mới nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về loại máy in tem nhãn màu này nhé!
Giới thiệu về máy in tem màu
Máy in thường được sử dụng với 2 mục đích chính là in tem nhãn kỹ thuật số CMYK và in barcode. Đối với máy in tem nhãn công nghiệp thì thường được sử dụng là Flexo 2,4 màu hoặc 6 màu. Máy in tem nhãn màu thường được sử dụng là những thiết bị sử dụng công nghệ laser LED.
Máy in tem nhãn màu lớn nhất được sản xuất với khổ A3. Các thiết bị máy in trên đều đến từ các thương hiệu tiêu biểu như: Fuji Xerox, Konica Minolta, Ricoh,… Những thương hiệu máy in này đều có khả năng tương thích với nhiều loại decal khác nhau, tiêu biểu là: decal xi vàng bạc đen, decal gãy, decal sữa, decal trong, decal PET.
Những loại máy in tem nhãn màu phổ biến
1. Máy in tem nhãn decal Flexo
Máy in tem nhãn màu có cơ chế hoạt động giống như máy in Offset. Đây là loại máy in decal dán rẻ nhất trên thị trường. Sản phẩm cho ra chất lượng hình ảnh khá cao. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp chi phí thấp thì máy Flexo là lựa chọn hoàn hảo.

Hiện nay, các xưởng Việt Nam chủ yếu sử dụng máy in Flexo có nguồn gốc Nhật Bản và Đức. Phương pháp in tem này phù hợp với những đơn hàng số lượng lớn. Tuy giá thành thiết bị, vật tư rẻ hơn rất nhiều so với những kỹ thuật in khác, nhưng hệ thống máy in Flexo cần được vận hành bởi những người chuyên nghiệp/có kinh nghiệm thì mới có thể in ấn hiệu quả. Bởi vì công nghệ in Flexo tương đối phức tạp.
2. Máy in tem nhãn màu kỹ thuật số khổ A3 và A4
Máy in nhãn decal kỹ thuật số cùng bạn biến hóa những thiết kế áo thun đơn giản trở nên đặc sắc. So với phương pháp in Flexo, in barcode bằng công nghệ kỹ thuật số mất công sức hơn nhiều khi bạn không được phép sai ở bất kỳ “barcode” nào. Vì nếu sai, phải thực hiện cán màng lại từ đầu, mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, đây là giải pháp cứu cánh cho những khách hàng đặt in số lượng ít.

Giá thành cho một máy in tem nhãn màu kỹ thuật số là không hề rẻ, hơn thế chi phí mực in cũng rất cao. Hiện tại, các máy in tem nhãn màu kỹ thuật số được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu là máy cũ với chi phí thấp. Các dòng máy được sử dụng nhiều nhất là Konica và Ricoh.
3. Máy in tem nhãn decal phun khổ lớn
So với những thiết bị được nhắc đến phía trên, máy in decal phun mang đến ưu điểm vượt trội về chi phí đầu tư và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là chất lượng hình in thấp, màu in không bền, dễ phai, khó lấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Loại máy này chỉ thường được sử dụng trong in decal xe hoặc in decal khổ quá lớn mà các phương pháp phía trên không thể thực hiện được.
4. Máy in tem nhãn màu sử dụng công nghệ laser
Máy in tem laser tạo ra hình ảnh thông qua tác động của tia laser cường độ cao. Tia laser tạo ra màu sắc khác nhau nhờ các điện tích cao/thấp. Giấy in được sử dụng cho công nghệ laser là giấy in nhiệt. Hiện nay có 2 loại máy in laser là máy in trắng/đen và máy in màu.

Ưu điểm của công nghệ này là chỉnh sửa nhanh chóng, kiểm soát hiệu quả số lượng bản in, hạn chế in dư thừa không cần thiết. Thiết bị máy in tem nhãn màu công nghệ laser rất phù hợp cho những hộ kinh doanh nhỏ, đơn vị bán hàng online cho đến những doanh nghiệp lớn. Thiết bị in nhanh, lấy ngay, sử dụng rất tiện lợi.
Chức năng của máy in tem nhãn công nghiệp
- Đầu tiên là in thông tin lên bề mặt của nhãn
Máy in tem nhãn màu rất cần thiết trong các kho hiện đại, giúp quản lý hàng hóa một cách thông minh thông qua mã vạch. Máy thể hiện sắc nét những thông tin cần thiết, lên màu rõ ràng và tiết kiệm mực in.
- Chức năng cắt tự động
Chức năng này giúp cho máy in tem nhãn màu thêm phần tiện dụng. Máy được tích hợp bộ phận dao cắt sắc bén ở đầu ra, trực tiếp cắt tem theo yêu cầu của người dùng. Bạn có thể lựa chọn chế độ cắt rời tem liên tục để hạn chế các thao tác thủ công. Máy in decal dán sử dụng trong kho xưởng, nhà máy nên được trang bị công nghệ xé nhãn tự động. Nhờ vào đó bạn có thể tăng hiệu suất công việc.
- Chức năng bóc nhãn tự động
Chức năng nằng rất hữu ích trong những xưởng sản xuất theo công nghệ dây truyền. Nhãn được lột ra khỏi đế sau khi in ấn giúp tiết kiệm thời gian cho những thao tác thủ công. Loại máy này cần có người giám sát liên tục. Vì khi 1 tem bị hỏng có thể kéo theo sự cố hàng loạt.
Tips lựa chọn máy in tem nhãn màu
Để lựa chọn được máy in nhãn phù hợp, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
1. Độ phân giải
Độ phân giải càng cao thì hình in càng sống động, sắc nét. Tuy vậy, bạn không cần lựa chọn sản phẩm có độ phân giải quá cao, chỉ cần phù hợp với thiết kế của tem in là được.
2. Công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp giúp nâng cao tuổi thọ
Máy in decal truyền nhiệt trực tiếp có phần đầu in đốt nóng trực tiếp lên giấy decal nhiệt. Cách in này hoàn toàn không dùng mực, do đó giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, tuổi thọ của đầu in cũng giảm một cách nhanh chóng do sinh ra nhiệt lượng cao và phải ma sát liên tục với bề mặt giấy.
In truyền nhiệt gián tiếp sử dụng sáp và nhựa. Các vật liệu này sẽ bị đốt cháy, tan chảy, sau đó bám vào bề mặt của tem nhãn. Phương thức in này giúp nâng cao tuổi thọ đầu in do hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Thêm vào đó, tem in ra sẽ có chất lượng vượt trội, rõ nét, khó phai, mờ.
3. Tốc độ in
Tùy theo ngành nghề và nhu cầu sử dụng, bạn lựa chọn máy in tem nhãn công nghiệp có tốc độ in phù hợp. Đơn vị tính tốc độ in là ips – Chiều dài được in ra trên mỗi giây. Chỉ số ips càng cao thì thể hiện được tốc độ in càng nhanh. Một số loại máy in thường dùng trong văn phòng (dùng in tài liệu, giấy tờ) thì tốc độ in được đo bằng đơn vị ppm (thể hiện số trang in được trên mỗi phút). Tùy vào từng dòng mày và nhu cầu trong in ấn mà bạn cần chú ý đến các yếu tố và chỉ số khác nhau.
4. Bộ nhớ
Máy in tem nhãn màu có 2 loại bộ nhớ là RAM và FLASH. Bộ nhớ RAM lớn giúp bạn nhận lệnh mượt mà từ máy tính. Trong khi đó bộ nhớ FLASH là nơi lưu trữ quy cách tem, font chữ và bitmap.
5. Khả năng kết nối
Nên lựa chọn thiết bị tương thích với hệ thống kết nối có sẵn. Một số dạng phương thức kết nối thông dụng:
- Phương thức có dây: Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN.
- Phương thức không dây: WAN (IEEE801.01), Bluetooth.
6. Loại máy in tem nhãn màu
Hiện nay, trên thị trường thường có 3 loại máy in tem nhãn, được phân loại theo nhu cầu sử dụng và chức năng:
- Máy in tem nhãn màu để bàn: Với kích thước nhỏ gọn, độ phân giải hình ảnh và tốc độ in tuyệt vời. Thiết bị này tương thích tốt với cuộn giấy có chiều dài 50m.
- Máy in phù hợp sử dụng trong quán cafe, cửa hàng tạp hóa, hoa quả, siêu thị mini, cửa hàng thời trang.
- Ngoài ra bạn có thể lựa chọn máy in mã vạch công nghiệp nhẹ hoặc máy in công nghiệp nặng tùy theo nhu cầu sử dụng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về máy in tem nhãn màu. Loại máy tiện dụng này hiện được các cửa hàng tin chọn để phục vụ sản xuất tem , decal và label. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy in tem màu, do đó bạn có thể tùy ý lựa chọn dựa vào nhu cầu, thông số kỹ thuật và giá thành sản phẩm.
★ Tin tức liên quan >>